- TDK- EPCOS
- BỘ ĐIỀU KHIỂN TỤ BÙ
- NIPPEN
- DELAB
- HITACHI
- Thiết kế và thi công điện công nghiệp
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với một số Bộ, ngành, ngân hàng và EVN nhằm tổng hợp nhu cầu và phương án xử lý vốn cho các dự án điện cấp bách. |
Để đảm bảo các dự án nguồn và lưới trong giai đoạn 2011-2015 theo Quy hoạch điện VII, Trên cơ sở Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia, tình hình cung cầu và khả năng tăng trưởng phụ tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã rà soát danh mục đầu tư các dự án điện nguồn và lưới, trong đó nhấn mạnh tới các công trình cấp bách cần ưu tiên đầu tư đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.
Đó là các dự án: Nhiệt điện Ô Môn I, Tổ máy 2 Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, 3, Cảng than Trung tâm Điện lực Duyên Hải, các công trình lưới như đường dây 220kV Đắk Nông – Bình Long, 500kV Pleiku – Cầu Bông, đấu nối Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, Vũng Áng, 220kV Vân Trì – Chèm, Trạm 220 kV Bảo Thắng - Lào Cai, Sơn Hà – Dốc Sỏi,… Theo EVN, để đảm bảo các dự án nguồn và lưới trong giai đoạn 2011-2015 theo Quy hoạch điện VII, nhu cầu đầu tư của EVN khoảng 501.500 tỷ đồng. Tính đến đầu năm 2012, Tập đoàn đã huy động được 315.200 tỷ đồng, còn lại khoảng 186.300 tỷ đồng. Trong đó, các dự án điện cấp bách hiện nay hiện thiếu khoảng 20.000 tỷ đồng vốn thu xếp từ các nguồn khác nhau. EVN đã đề xuất với Chính phủ về một số cơ chế đối với các tổ chức tín dụng trong việc cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai theo tiến độ và kịp thời phục vụ nhu cầu phát triển. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tới tính cấp thiết của việc xây dựng, đưa các dự án điện năng phục vụ nhu cầu của phát triển kinh tế -xã hội đất nước, nhất là về yêu cầu đảm bảo nguồn dự trữ cần thiết khi nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, nhu cầu phụ tải tăng cao. Phó Thủ tướng chỉ đạo EVN tích cực làm việc với Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng để triển khai thu xếp vốn đầu tư cho các dự án điện được giao trong Quy hoạch điện VII, nhất là các dự án nguồn và lưới điện cấp bách. Trên tinh thần ưu tiên cao cho các công trình này, Chính phủ đồng ý một số cơ chế đối với ngân hàng trong việc tạo thuận lợi vay vốn đối với các dự án như bảo lãnh vay, thẩm định dự án, vay ngoại tệ, thế chấp vay. Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo EVN triển khai Đề án phát hành trái phiếu trong nước để huy động thêm nguồn lực cho các hạng mục cấp thiết. Theo Chính phủ Online |
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do không có nguồn điện dự phòng nên hiện nay EVN phải truyền tải khoảng 11% sản lượng điện từ miền Bắc vào các tỉnh, thành phía Nam, nếu tình hình không được cải thiện thì khu vực này có thể bị thiếu điện trong năm 2013. |
Để tháo gỡ khó khăn trong cung ứng điện phía Nam, EVN đang tập trung triển khai xây dựng thêm đường dây truyền tải 500 kV thứ ba và đường dây 220 kV để đưa điện từ miền Bắc vào miền Nam trong khi các nguồn điện mới chưa vào kịp. Dự kiến cuối năm 2012 sẽ đóng điện đường dây 220 kV và cuối năm 2013 sẽ đóng điện đường dây 500 kV. Tuy nhiên, các dự án này đang có nguy cơ chậm tiến độ bởi ngoài chuyện thu xếp vốn khó khăn, khâu giải phóng mặt bằng cũng bị vướng ở địa bàn 6 tỉnh, thành mà đường dây đi qua, gồm Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông, Bình Dương, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện cho EVN thu xếp đủ nguồn vốn phục vụ các dự án điện cấp bách, các địa phương có dự án đường dây truyền tải đi qua cần phối hợp chặt chẽ với EVN để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cần đảm bảo cung ứng đủ khí cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam, hạn chế đến mức thấp nhất việc các nhà máy này phải chạy dầu phát điện với chi phí rất cao mà hoạt động lại không ổn định. Theo Báo ĐT Chính phủ |
Đây là nội dung thông báo số 53/TB-VPCP ngày 16/3/2011 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam.
Ngày 1/3/2011, Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh giá bán điện. Mức điều chỉnh này được tính toán trên cơ sở bù đắp chi phí đầu vào của sản xuất điện cũng như đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống người dân và phù hợp với lộ trình thị trường hóa mua, bán điện, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài EVN.
Chiều 7/4, lễ ký hợp đồng thuê đất xây dựng Nhà máy Thủy điện Xekaman 1 - Nhà máy Thủy điện lớn nhất do Việt Nam đầu tư tại Lào với thời hạn 30 năm, đã diễn ra tại Vientiane.
Theo Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện tỉnh, để thực hiện việc tiết kiệm điện trên toàn tỉnh đạt kết quả cao, ngoài việc Điện lực Tuyên Quang và UBND các huyện, thành phố lên lịch cắt giảm điện theo ngày,
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đình hoãn, giãn tiến độ gần 300 công trình, hạng mục công trình với tổng số tiền 12.572 tỷ đồng, so với kế hoạch đầu tư năm 2011 là 65.875 tỷ đồng. |
|
Trong tháng 3, sản lượng điện sản xuất trong nước và mua ngoài ước đạt 8.117,6 triệu kWh, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; cộng chung 3 tháng đầu năm ước đạt 22.669,2 triệu kWh tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam.
Tel : (028) 3515 8960 - 3515 4093 |
HP : Mr Kiên- 0908 169 814 |
Email: kien@ltptech.vn -kienbloc@yahoo.com.vn |
P.Kỹ Thuật/ Dự án-Công trình |
Tel:Mr Thế Anh - 0966660979 |
Mail:theanhktech@gmail.com |
P.Kinh Doanh |
Tel:Ms Diễm - 096 873 2345 |
Email:locthinhphat@gmail.com -info@ltptech.vn |